Bạn có cảm thấy chiếc máy nén khí của bạn tiêu hao quá nhiều điện năng và bạn đang muốn tìm giải pháp để giảm tiêu thụ điện năng? Xin giới thiệu đến bạn giải pháp Ứng dụng bộ biến tần trong máy nén khí.
Giải pháp này khi được đo lường thực tế hiêu quả đạt đến tiết kiệm đến 22% điện năng. Ngoài ra, Giải pháp này còn giúp cho máy nén khí hoạt động ổn định, êm ái hơn.
Tên giải pháp |
- Ứng dụng của Bộ biến tần M-driver trong máy nén khí |
Lĩnh vực áp dụng |
- Áp dụng đa dạng trong nhà máy và sản xuất |
Hiệu quả của giải pháp |
- Tiết kiệm điện năng từ 10 - 22%.
- Giúp máy hoạt động bền hơn, ổn định hơn.
- giảm sụt điện áp, bảo vệ điện lưới.
|
1/ Máy nén khí không sử dụng bộ biến tần
2/ Cấu tạo, nguyên lí hoạt động biến tần
3/ Giải pháp sử dụng máy biến tần tiết kiệm điện năng, hoạt động ổn định
4/ Giải pháp sử dụng máy biến tần điều khiển động cơ chạy on/off
5/ Giải pháp sử dụng máy biến tần điều khiển động cơ chạy PID
6/ Lợi ích khi sử dụng máy biến tần vào động cơ máy nén khí
7/ Áp dụng thực tế
1. Máy nén khí không sử dụng bộ biến tần M-driver.
Máy nén khí có chức năng làm tăng áp suất của chất khí. Khí nén tạo ra cung cấp cho các hệ thống máy móc thiết bị khác trong nhà máy và được sử dụng hầu hết trong các ngành công nghiệp. Dựa theo nguyên lý hoạt động, máy nén khí được chia làm nhiều loại khác nhau như máy nén khí trục víc, máy nén khí xoắn ốc, máy nén khí piston…
Máy nén khí chưa ứng dụng bộ biến tần cho máy nén khí sẽ sử dụng phương pháp điều kiển sử dụng dộng cơ 3 pha khởi đông sao tam giác tiêu thụ rất nhiều công suất điện năng của nhà máy. Hệ thống này chỉ chạy được 2 chế độ:
- Động cơ chạy liên tục cả ngày, và khi không có tải.
+ Gây hao mòn cơ khí.
+ Nhanh hư hỏng động cơ.
+ Tốn nhiều điện năng trong quá trình sử dụng, khi chạy không tải chiếm khoảng 20%.
+ Giảm tuổi thọ của hệ thống sử dụng.
- Động cơ máy nén chạy chế độ ON/OFF, tắt máy khi không có tải sử dụng và khởi động lại khi có tải.
+ Gây sụt áp lớn vì khởi động trực tiếp.
+ Nhanh hư hỏng động cơ và giảm tuổi thọ cho hệ thống.
+ Áp suất chạy không ổn định gây thiệt hại đến chất lượng sản phẩm.
2. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động của thiết bị biến tần
Bên trong biến tần là các bộ phận có chức năng nhận điện áp đầu vào có tần số cố định để biến đổi thành điện áp có tần số thay đổi để điều khiển tốc độ động cơ. Các bộ phận chính của biến tần bao gồm bộ chỉnh lưu, bộ lọc, bộ nghịch lưu IGBT, mạch điều khiển. Ngoài ra biến tần được tích hợp thêm một số bộ phận khác như: bộ điện kháng xoay chiều, bộ điện kháng 1 chiều, điện trở hãm, bàn phím, màn hình hiển thị, module truyền thông,...
Nguyên lý hoạt động của biến tần:
- Đầu tiên, nguồn điện 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Điện đầu vào có thể là một pha hoặc 3 pha, nhưng nó sẽ ở mức điện áp và tần số cố định (ví dụ 380V 50Hz)
- Điện áp 1 chiều ở trên sẽ được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Mới đầu, điện áp một chiều được tạo ra sẽ được lưu trữ trong giàn tụ điện. Tiếp theo, thông qua quá trình tự kích hoạt thích hợp, bộ biến đổi IGBT (viết tắt của tranzito lưỡng cực có cổng cách điện hoạt động giống như một công tắc bật và tắt cực nhanh để tạo dạng sóng đầu ra của biến tần) sẽ tạo ra một điện áp xoay chiều 3 pha bằng phương pháp điều chế độ rộng xung PWM.
Hình ảnh: Biến đổi điện áp/tần số qua biến tần
3. Giải pháp sử dụng máy biến tần giúp tiết kiệm điện năng, hoạt động ổn định.
- Vấn đề tiết kiệm điện được đặt lên hàng đầu trong việc vận hành máy nén khí. Việc bảo trì sửa chửa khá tốn kếm nên tính ổn định và độ bền cũng phải được bảo đảm.
- Ứng dụng bộ biến tần điều khiển máy nén khí giúp thay đổi tốc độ quay động cơ là phương pháp tối ưu để giả quyết bài toán tiết kiệm điện năng. Việc điều chỉnh lưu lượng thay cho việc dùng valve giúp tiết kiệm lên đến 25% điện năng. Với hiệu suất máy hoạt động tốt hơn bình thường và thời gian hoàn vốn cho sản phẩm nhanh hơn khoảng 1-2 năm.
4. Giải pháp sử dụng biến tần điều khiển động cơ chạy ON/OFF.
- Giải pháp này sử dụng 1 bộ biến tần cho máy nén khí. Động cơ chính dừng hoặc chạy trong khoảng áp suất cao và áp suất thấp.
Ưu điểm của giải pháp điều khiển ON/OFF: . Bảo vệ động cơ khi xảy ra sự cố khi mất pha, quá tải. . Tiết kiệm điện năng. . Lắp đặt, cài đặt, vận hành đơn giản. . Động cơ hoạt động êm ái, tránh sụt áp. |
5. Giải pháp sử dụng biến tần điều khiển động cơ chạy PID.
Giải pháp sử dụng 01 cảm biến áp suất và 01 biến tần. bộ biến tần cho máy nén khí được tích hợp sẵn giải thuật điều khiển PID. Giải thuật PID sẽ so sánh áp suất cài cặt và áp suất trả về từ cảm biến để điều khiển tốc độ động cơ cho phù hợp với giá trị áp suất cài đặt.
* Đây là phương pháp tối ưu nhất để ổn định áp suất.
Ưu điểm giải pháp điều khiển PID: . Luôn đảm bảo áp suất ổn định trong quá trình hoạt động. . Tiết kiệm rất lớn điện năng tiêu thụ. . Lắp đặt, cài đặt, vận hành đơn giản. . Động cơ hoạt động êm ái, tránh sụt áp, bảo vệ động cơ. |
- Việc sử dụng bộ biến tần cho máy nén khí sẽ giúp cho máy móc hoạt động trơn tru hơn, giúp bảo vệ các thiết bị, đặc biệt là giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ rất nhiều so với phương pháp thông thường. Tùy vào từng loại máy nén khí và đặc tính kỹ thuật thì biến tần M-Driver sẽ đáp ứng đầy đủ các tính năng cần thiết mà không cần thêm bộ điều khiển nào.
- Những giải pháp trên chúng tôi đã áp dụng vào thực tiễn và ngày hoàn thiện hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
6. Lợi ích từ việc áp dụng biến tần vào trong động cơ máy nén khí.
Sau đây chúng tôi sẽ tổng kết lại những ưu điểm mà biến tần mang lại cho máy nén khí :
✅ Tiết kiệm năng lượng tối ưu: Điều chỉnh được tốc độ máy nén phù hợp với nhu cầu người sử dụng. Giải pháp giúp tiết kiệm từ 10-22% năng lượng điện năng tiêu thụ.
✅ Bảo vệ động cơ hiệu quả, giúp tăng tuổi thọ cơ khí, giảm chi phí bảo trì.
✅ Khởi động tải êm ái, giảm tiếng ồn, tránh sụt áp.
✅ Biến tần tự động ngắt đi phần moment dư, giúp tiết kiệm điện năng.
✅ Thời gian hoàn vốn ngắn, bảo hành chính hãng, hỗ trợ kỹ thuật nhiệt tình.
7. Áp dụng thực tế.
Dưới đây là 1 video áp dụng thành công bộ biến tần vào máy nén khí trong nhà máy.
Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt máy nén khí hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại bên phải màng hình
>> Xem thêm: http://sunautomation.vn/tin-cong-ty/bo-bien-tan-tiet-kiem-dien-dong-co-dien.html